• 247 Lacasta, Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • nhagoanthinhphat@gmail.com

Quy định mới về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Theo đó, Thông tư áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tiến hành lập, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích; tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích trên lãnh thổ Việt Nam.

Tôn tạo di tích lịch sử

Thông tư nêu rõ, tất cả các hoạt động thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan. Phải được lập trên cơ sở nghiên cứu, xác định đặc điểm, giá trị, tình trạng kỹ thuật, kết quả khảo sát liên quan đến di tích và phải tuân thủ thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.

tôn tạo di tích lịch sử đình chùa

Ưu tiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật truyền thống, trong trường hợp giải pháp kỹ thuật truyền thống không đáp ứng yêu cầu về tu bổ di tích thì được áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại phù hợp, đã được kiểm nghiệm trong thực tế và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc, giá trị của di tích. Ưu tiên bảo quản, gia cố, gia cường di tích trước khi áp dụng phương án tu bổ, phục hồi di tích. Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.

tôn tạo di tích lịch sử đình chùa

tu bổ tôn tạo di tích lịch sử chùa chiền đình đền

Trong hoạt động thi công tu bổ di tích cần tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động và các quy định pháp luật có liên quan. Trong thi công phải có sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích. Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích…

Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử đình chùa chiền

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích trước khi tổ chức thi công tu bổ di tích phải thống nhất với UBND cấp huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, UBND cấp xã nơi có di tích về phương án bảo vệ di tích và kế hoạch thực hiện dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền trong nhân dân địa phương nơi có di tích và đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề tham gia thi công tu bổ di tích về giá trị, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, nội dung dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích…
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 20/02/2020 và thay thế Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Theo: bacgiang.gov.vn