Khảm sành, sứ - nghệ thuật từ mảnh vỡ
Xuất xứ trong dân gian và đến thế kỷ XVII, nghề khảm sành sứ trở thành nghệ thuật trang trí. Đây là loại hình nghệ thuật sử dụng các mảnh sành, sứ để “khảm” lên bề mặt kiến trúc, tạo nên các hình tượng nghệ thuật cụ thể như hình tứ linh, bát bửu, nhật nguyệt, mười hai con giáp... thường xuất hiện trong những kiến trúc xưa Đình, Chùa, Miếu....
Những nghệ nhân dân gian dùng bàn tay khéo léo của mình để tạo nên những công trình thật đồ sộ và rực rỡ bằng nghệ thuật khảm sành sứ. Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ khá đa dạng với các vật liệu như sành, sứ, gốm, thủy tinh màu, thủy tinh trong từ bát, đĩa, bát hương, chén,... Tùy theo dụng ý trang trí mà nghệ nhân sẽ có sự an bài màu sắc, chất liệu và cường độ tiếp sáng khác nhau.
Sử dụng vật liệu tưởng chừng khô cứng, nhưng qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, các mảnh sành, sứ được gọt giũa, trau chuốt thành các tác phẩm mềm mại, có hồn.
Những nghệ nhân dân gian dùng bàn tay khéo léo của mình để tạo nên những công trình thật đồ sộ và rực rỡ bằng nghệ thuật khảm sành sứ. Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ khá đa dạng với các vật liệu như sành, sứ, gốm, thủy tinh màu, thủy tinh trong từ bát, đĩa, bát hương, chén,... Tùy theo dụng ý trang trí mà nghệ nhân sẽ có sự an bài màu sắc, chất liệu và cường độ tiếp sáng khác nhau.