• 247 Lacasta, Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • nhagoanthinhphat@gmail.com

HOÀN THIỆN TU BỔ ĐÌNH NGOÃ

HÌNH ẢNH DỰ ÁN

Ngày khởi công công trình là ngày 30 tháng 9 năm 2023 
An Thịnh Phát hoàn thành toàn bộ công việc thi công xây dựng trong khoảng thời gian 355 ngày kể từ ngày khởi công công trình.
Một số thông tin cơ bản về Đình Ngoã:
Đình Ngõa xây dựng theo kiểu chữ đinh, mái kiểu chữ công, gồm 5 gian và 2 trái dĩ của đại đình tiến tế, hậu cung có hai gian.
- Quy mô Đại bái gồm 05 gian, kiến trúc kiểu mái đao, kích thước 18,45m x 9,15m, nền đình cao hơn sân 0,6 m. Mái lợp ngói mũi hài. Phía trước là để thông thoáng, không có cửa.
- Kiến trúc hậu cung gồm 03 gian 2 dĩ, mái đao, kích thước 8,65m x 6,9m. Đây là phần kiến trúc với 2 vì trong cùng được làm đơn giản với dạng cốn phẳng.
Về mặt bằng kiến trúc đình Ngõa được xây dựng trên một diện tích rộng khoảng 7.200 m2.
Đình Ngõa tuân thủ các nguyên tắc trang trí nghệ thuật đình làng, tức là tạo cảm giác linh diệu ở chốn thâm nghiêm, nên sự trang trí được tập trung ở hậu cung đình, nơi thờ tự. Đề tài trang trí chủ yếu là những hình rồng.
Quá trình lịch sử tu sửa, qua hai niên hiệu ghi trên cầu đầu, kết hợp với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc gỗ… thì Đình Ngõa được xây dựng vào thời Hậu Lê và đã được tu sửa nhiều lần như sau:
- Năm 1880 tu sửa đình lần thứ nhất như thay câu đầu, xà, hoành…
- Năm 1936 sửa chữa thay câu đầu, đầu dư, cột quân gian cạnh bên trái đình và thay một số dui, hoành, đảo ngói…
- Năm 1968 đảo ngói chống dột
- Năm 1970 đảo ngói, thay dui, hoành…
- Năm 1993 tư sửa mái trái bên phải, thay cột xó phía trước bằng cột xây gạch.
- Đầu năm 1994 tu sửa mái trái bên trái, thay 2 cột góc xó bằng cột xây gạch và sửa phần mái của phương đình, phần mái của tòa tả mạc.
1. Quan điểm, nguyên tắc đối với việc tu bổ tôn tạo di tích
- Căn cứ Luật Di sản Văn hóa và các nguyên tắc, bài bản bảo tồn di tích kiến trúc gỗ.
- Bảo tồn cấu trúc mặt bằng các thành phần hiện còn của di tích, tiến hành tu bổ những công trình chính theo hướng loại bỏ những thể xây mới được làm gần đây, loại bỏ các thành phần cấu kiện làm bằng gỗ tạp làm giảm tuổi thọ công trình.
- Kết hợp công tác bảo tồn với công tác tôn tạo di tích nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ, tính biểu cảm cho di tích. Tuy nhiên việc xây dựng tôn tạo di tích cần đảm bảo phù hợp, hài hòa với cảnh quan xung quanh cả về môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật hạ tầng.
Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên nhằm giữ gìn nguyên vẹn và lâu dài cho di tích. Phát huy giá trị của di tích trong đời sống xã hội.
Tiến hành đầu tư tập trung, có trọng điểm. Ưu tiên số một là đảm bảo giữ gìn nguyên vẹn và lâu dài di tích chống lại các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội và môi trường.
2. Phương hướng bảo tồn, tôn tạo di tích
- Xác định chính xác những tác nhân gây hại để loại bỏ hoặc giảm thiểu những tác nhân đó hay những ảnh hưởng của chúng đối với di tích. 
- Kết hợp việc sử dụng vật liệu, công nghệ truyền thống với vật liệu, kỹ thuật, công nghệ mới để tăng cường độ bền vững và ổn định lâu dài của di tích trên cơ sở bảo tồn tối đa các thành phần nguyên gốc (có giá trị) và giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
- Cải thiện môi trường, phục hồi, tôn tạo khung cảnh tổng thể của công trình tương ứng với đặc điểm giá trị của di tích.